Latest Post

Cách kiềm chế cảm xúc trong cuộc sống hiện tại bộn bề những lo toan, chúng ta cảm thấy luôn ẩn chứa bao nhiêu điều bức xúc, hay nóng giận mà nhiều khi dẫn đến những hành vi tổn thương cho người khác và cho chính bản thân mình. Bởi những hành vi bốc đồng, khả năng tập trung và cưỡng lại ham muốn nhất thời cũng như sự chấp nhặt, tức giận, bất ổn… trong quan hệ giao tiếp có tác động rất lớn đến mức thu nhập và địa vị xã hội.

Khi bạn nhận thức và kiểm soát được cảm xúc của bạn, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng nếu không kiềm chế cảm xúc, bạn sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ.

Bằng cách học để nhận biết, quản lý và đối phó với cảm xúc của bạn, bạn sẽ tận hưởng nhiều hạnh phúc hơn và có nhiều mối quan hệ tốt hơn. Làm thế nào để kiềm chế được sự tức giận, chúng ta tham khảo những kỹ năng kiềm chế cảm xúc ngay sau đây để có được lời giải tốt hơn cho cuộc sống:

1. Nghĩ đến trách nhiệm bản thân

Khi gặp rắc rối, bạn thường tìm cách quy trách nhiệm cho người khác, từ ngữ đầu tiên trong tâm trạng bực tức, khó chịu với ai đó thường là: “Tại anh/chị…”. Tuy nhiên, nếu bạn nghĩ đến trách nhiệm của bản thân thì bạn sẽ tập trung để xử lý hơn là phàn nàn và đổ lỗi cho người khác. Hãy nghĩ tới: Trong chuyện này, mình cũng có trách nhiệm, mình nên làm như thế này mới đúng… mình cần giúp đỡ mọi người…”.

2. Tránh suy nghĩ tiêu cực

Nếu nghĩ bi quan sẽ kéo theo các cảm xúc đi xuống mà qua thời gian sẽ làm tăng thêm căng thẳng và chán nản trong bạn. Vì thế bạn hãy thừa nhận cái thực tại, bù lại là sự khắc phục và lạc quan trong suy nghĩ: “Tôi đã làm gì sai? Tôi cần thay đổi như thế nào? À việc này cũng không đến nõi kinh khủng như mình nghĩ, mình có thể làm tốt hơn…” Khi mặt tích cực xuất hiện, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn.

Kỹ năng kiềm chế cảm xúc 

Cách kiềm chế cảm xúc bản thân trước cơn tức giận

3. Tập trung vào vấn đề cần giải quyết hơn là tranh cãi

Con người không ai hoàn hảo và ai cũng có thể mắc những sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắngnhững lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau trước mắt tìm phương án giải quyết để hạn chế hậu quả của vấn đề có thể gây ra.

4. Không giữ thù hận hay ác cảm

Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.

5. Không gửi email trong cơn giận dữ

Trong lúc tức giận, chắc chắn bạn sẽ viết ra những điều không mấy tốt đẹp và có thể gây thương tổn cho người khác, thậm chí còn phá hỏng sự nghiệp của bạn. Vì vậy tốt hơn hết là nên để tâm trạng bình tĩnh hơn, sau đó mới giải quyết công việc tiếp.

Kiềm chế cảm xúc như thế nào? 

Làm sao để kiềm chế cảm xúc bản thân?

6. Viết ra giấy những gì tốt đẹp

Thay vì nổi giận với một ai đó, hãy bình tâm lại, cố gắng tìm một không gian yên tĩnh để trấn tĩnh lại và viết ra những điều tốt đẹp người đó làm cho bạn. Hãy tìm ra những lý do mà bạn biết ơn người đó. Đánh giá lỗi lầm một cách khách quan là cách đối xử công bằng với họ và với cả bản thân chúng ta.

7. Học cách đối mặt với khó khăn                                                   

Nếu bạn biết trước bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách trong thời gian sắp tới, thay vì trốn tránh hãy tìm cách để đối mặt với chúng

Và hãy tập tranh luận để khi vào tình huống thực sự, bạn có thể kiềm chế được những cảm xúc của mình.

8. Bình tĩnh trong mọi tình huống

Mất bình tĩnh có thể làm bạn nổi cáu, cãi nhau, thậm chí đánh nhau với người khác… Vì vậy khi gặp những thử thách, khó khăn, bạn hãy suy nghĩ để tìm cách giải quyết những khó khăn đó.

Cần tỉnh táo để nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, đầy đủ nhất. Đừng bao giờ chỉ nhìn nhận vấn đề theo một hướng, để rồi bạn sẽ chỉ nhận thấy sai lầm ở người khác mà không nhận ra những hạn chế ở chính mình. 

Bình tĩnh trong mọi tình huống 

Luôn kiềm chế sự tức giận của mình để tâm trạng được thoải mái hơn

9. Học cách nhìn nhận lại

Đôi lúc bạn sẽ cảm thấy thực sự tức giận, bạn hãy nhìn lại xem lý do khiến bạn tức giận. hãy thử nghĩ xem sự tức giận đó có thể gây ra những hậu quả gì. Điều này sẽ giúp bạn giảm bớt sự tức giận tránh được những hành động không hay.

10. Học cách giải tỏa cảm xúc

Kiềm chế cảm xúc quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn. Bản thân tự giải tỏa cơn tức giận trước khi đối diện để nó không có cơ hội bùng lên mạnh hơn. Vậy nên bạn hãy tìm cách kiềm chế cảm xúc cho bản thân nhé!

  • Thường xuyên chia sẻ những cảm xúc của bạn với người bạn thực sự tin tưởng, đó có thể là bạn thân, đó có thể là gia đình, đó có thể là mẹ…
  • Tập thể dục thường xuyên làm tăng sức lực cho cơ thể và hỗ trợ bộ não tập trung, giúp bạn kiểm soát được cơn nóng giận. Ngoài ra còn làm giảm nguy cơ hành động, lời nói, cử chỉ quá mức bình thường.
  • Nếu bạn là người mau nước mắt hay để bộc lộ cảm xúc hãy nghĩ đến những câu chuyện hài hước, nghĩ đến chuyện vui bạn đã từng trải qua, hãy uống một cái gì đó thật lạnh… Nó sẽ giúp bạn kiềm chế cảm xúccủa mình tốt hơn.
  • Thiền định: Stress và lo lắng là nguyên nhân của sự tức giận, thiền định có thể giúp bạn giảm bớt những điều này một cách tối đa.
  • Và nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức khác lành mạnh để kiềm chế cảm xúc của bạn. Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc... và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân.

Học cách giải tỏa cảm xúc

Trong xã hội đầy phức tạp và cạnh tranh này nếu bạn biết kiềm chế cảm xúc và kiểm soát chế ngự để làm chủ bản thân mình là bạn đã đạt đến 50% của sự thành công trong tương lai. Tục ngữ Việt Nam có câu: “cả giận sẽ mất khôn”. Đúng vậy, ai trong chúng ta cũng đều nhận thức được hậu quả của việc không giữ được bình tĩnhvà mất lý trí do nông nổi nhất thời. Cách chúng ta có thể vượt qua được chính là hiểu rõ và kiểm chế cảm xúc của mình.

Vậy bạn hãy học cách kiềm chế cảm xúc ngay từ bây giờ để khi thời gian trôi qua, bạn không phải hối tiếc:Phải chi lúc ấy tôi đừng quá nóng giận”

Nguồn: http://giaiphapdaotaovnnp.edu.vn/day-ky-nang-mem/day-ky-nang-lam-viec-hieu-qua/414-ky-nang-kiem-che-cam-xuc-va-lam-chu-ban-than

Trong bối cảnh thời kỳ kinh tế suy thoái, việc tìm kiếm công việc trở nên một thách thức đáng kể đối với nhiều người. Những khó khăn và trở ngại xuất hiện từ khắp nơi, tác động đến sự tự tin và tinh thần của những người đang tìm kiếm việc làm. Dưới đây là một số khía cạnh của tình hình khó khăn này.



1. Sự cạnh tranh khốc liệt: Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, nhiều doanh nghiệp giảm bớt việc làm hoặc ngừng tuyển dụng. Điều này dẫn đến sự cạnh tranh khốc liệt hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Một vị trí công việc có thể thu hút hàng trăm hoặc thậm chí hàng ngàn ứng viên, làm tăng áp lực và giảm khả năng thành công của người tìm việc.



2. Giảm thu nhập và chất lượng công việc: Khi kinh tế suy thoái, nhiều công ty cắt giảm chi phí bằng cách giảm lương hoặc tạo ra các vị trí công việc có thu nhập thấp hơn. Điều này ảnh hưởng đến thu nhập và chất lượng cuộc sống của người lao động. Người tìm việc có thể phải đối mặt với việc chấp nhận công việc không phù hợp với trình độ và kinh nghiệm của họ.

3. Tinh thần suy sụp: Việc liên tục gặp phải sự thất bại trong việc tìm kiếm việc làm có thể làm suy sụp tinh thần của người lao động. Sự từ chối liên tục và cảm giác không có giá trị có thể dẫn đến mất tự tin và tạo ra cảm giác thất vọng.

4. Áp lực tài chính: Với việc không có việc làm, người lao động phải đối mặt với áp lực tài chính đáng kể. Việc trả hóa đơn hàng tháng, chi trả cho những nhu cầu cơ bản và duy trì cuộc sống trở nên khó khăn hơn. Điều này có thể dẫn đến căng thẳng và lo lắng về tương lai.

5. Khả năng phát triển bị hạn chế: Trong thời kỳ kinh tế suy thoái, nhiều công ty giảm đầu tư vào đào tạo và phát triển nhân viên mới. Điều này có thể làm hạn chế khả năng phát triển chuyên môn và sự nghiệp của người lao động, ảnh hưởng đến cơ hội tương lai.



Tuy nhiên, dưới đây là một số cách để vượt qua khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm trong thời kỳ kinh tế suy thoái:

1. Nâng cao kỹ năng: Học hỏi và phát triển kỹ năng mới có thể tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường lao động.


2. Linh hoạt: Xem xét các công việc tạm thời, làm thêm giờ hoặc các dự án tự do để duy trì thu nhập.



3. Mạng lưới xã hội: Kết nối với người khác trong ngành và tận dụng mạng lưới xã hội để tìm kiếm cơ hội việc làm.



4. Tích cực tìm kiếm: Đừng từ bỏ. Tiếp tục tìm kiếm, nộp đơn và tham gia phỏng vấn.



5. Tập trung vào tích cực: Duy trì tư duy tích cực, sẵn sàng thích nghi với thay đổi và học cách vượt qua thách thức.



6. Trân trọng công việc hiện tại: Trong thời kỳ khó khăn, công việc mà bạn đang làm có thể trở thành một nguồn thu nhập quý báu. Dù là một công việc tạm thời, bán thời gian hay làm thêm giờ, hãy coi đó là cơ hội để tạo dựng kinh nghiệm và tìm hiểu thêm về ngành công nghiệp mình đang hoạt động. Đây có thể là bước đệm để tìm kiếm công việc ưng ý hơn trong tương lai.

7. Học hỏi từ công việc hiện tại: Dù công việc hiện tại có thể không hoàn toàn phản ánh đam mê và khả năng của bạn, vẫn có nhiều điều có thể học hỏi. Kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, làm việc nhóm và khả năng giải quyết vấn đề có thể được phát triển ngay từ việc làm hiện tại.


8. Xây dựng danh tiếng: Dù bạn đang làm công việc nào, luôn đặt mình vào tình thế của người khác và làm việc với sự cẩn trọng và tận tâm. Điều này giúp bạn xây dựng một danh tiếng tốt trong cộng đồng công nghiệp, và có thể mở ra cơ hội không ngờ đến trong tương lai.

9. Giữ vững tinh thần chịu đựng: Trong việc tìm kiếm việc làm trong thời kỳ kinh tế suy thoái, việc bị từ chối là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, đừng để những thất bại tạm thời làm bạn mất động lực. Hãy nhớ rằng những khó khăn này chỉ là giai đoạn ngắn hạn, và bạn có thể vượt qua chúng.

Tóm lại, việc tìm kiếm việc làm trong thời kỳ kinh tế suy thoái không hề dễ dàng, nhưng có thể trở thành một cơ hội để học hỏi, phát triển bản thân và tìm hiểu thêm về bản thân mình. Hãy luôn trân trọng công việc hiện tại, không chỉ về mặt tài chính mà còn về mặt kỹ năng và kinh nghiệm. Điều quan trọng nhất là duy trì tinh thần lạc quan và kiên nhẫn, bởi vì thời kỳ khó khăn sẽ không kéo dài mãi và bạn sẽ tìm thấy cơ hội mới trong tương lai.

PS: ĐẠT PV


 Công nghệ phát triển góp phần hỗ trợ doanh nghiệp trong mọi hoạt động của như kinh doanh, tài chính, quy trình, nhân sự.... Với khía cạnh nhân sự có thể áp dụng những công cụ nào để hỗ trợ quy trình tuyển dụng và quản lý hiệu quả hơn. Các đơn vị có thể tham khảo danh sách 42 công cụ do SlimCRM chia sẻ dưới đây nhé.

  • SlimEmail.vn: Công cụ tự động chạy các Email campaign, gửi mail nhắc nhở,...
  • GlossaryTech: Công cụ giúp bạn tìm và phân tích các keywords liên quan đến IT (ngôn ngữ lập trình, công nghệ, nền tảng,...)
  • SignalHire: Tìm thông tin liên hệ của cá nhân trên mạng xã hội.
  • ZenSourcer: Công cụ tự động chạy các Email campaign, gửi mail nhắc nhở,...
  • LinkedIn Helper: Sử dụng cái này để tự động hóa các thao tác trên Linkedin. VD như: Tự động kết bạn linkedin với tin nhắn theo mẫu có sẵn. Tự động add thêm chữ kỹ dưới mỗi tin nhắn,...
  • AmazingHiring: Tìm kiếm thông tin liên hệ passive candidate trên tất cả các kênh: Github, Behance, Linkedin, Facebook,...
  • Lusha: Tìm kiếm thông tin liên hệ dựa trên profile linkedin.
  • SlimCRM.vn: Tự động hóa quy trình tuyển dụng và nhân sự thông qua nhiều tác vụ: Cập nhật thông tin ứng viên lên hệ thống, báo cho người phụ trách, lưu lịch sử phỏng vấn, bài test, đánh giá ứng viên, email đã gửi, onboarding, kho tri thức,..
  • Intelligence Search: Công cụ tìm kiếm nâng cao trên facebook. Bao gồm họ tên, tuổi, giới tính, thành viên group nào, like trang nào,...
  • Hiretual: Tìm kiếm thông tin liên hệ dựa trên profile. Có sử dụng AI để tìm kiếm chính xác hơn.
  • Connectifier Social Links: Tìm facebook, Google plus, twitter... dựa trên Linkedin của ứng viên.
  • ContactOut: Tìm email, số điện thoại cá nhân trên LinkedIn.
  • Full Contact: add-on tự động tìm kiếm contacts trên mạng xã hội vào thêm vào danh sách liên hệ trên Gmail.
  • Hunter: Extension giúp bạn tìm kiếm địa chỉ email doanh nghiệp trên profile Linkedin.
  • Clearbit Connect: Tìm kiếm email của nhân viên các công ty.
  • Improver: Tìm thông tin ứng viên trên linkedin, tự động match với các job bạn đang tuyển.
  • Sales Navigator: Tìm kiếm, tương tác với linkedin của ứng viên hoặc khách hàng ngay trên email và nhiều chức năng khác nữa.
  • LinkedIn Search Export: Tìm kiếm trên Linkedin và xuất kết quả ra Excel.

bộ công cụ sourcing ứng viên tuyển dụng

Tìm địa chỉ email:

  • Email Perm Tool: Công cụ giúp bạn tự động sinh email với cấu trúc tùy chỉnh dựa trên họ, tên và website công ty.
  • Email Tester: Kiểm tra địa chỉ email có tồn tại hay không.
  • Name 2 Email: Tìm chính xác địa chỉ email trên nhiều nguồn và hiện thị realtime ngay trên input gmail.
  • Email Extractor: Tìm địa chỉ email trên website cụ thể và xuất ra danh sách emails.
  • Snovio: Tìm email doanh nghiệp.
  • Email Qualifier: Sử dụng tool này để tìm email cũng như tìm profile linkedin dựa trên email (chỉ cần rê chuột vào).
  • NYMERIA: Tìm email trên Github hoặc Linkedin.
  • Anymail Finder: Tìm email của doanh nghiệp, đặc biệt là email không tồn tại sẽ bị loại ra.

Tìm kiếm thông minh:

  • Recruitin: Tạo tìm kiếm theo bộ lọc (Họ tên, làm việc ở đâu, skill, Vị trí công việc,...). Dùng Google tìm kiếm trên các trang Linkedin, Dribbble,.. không bị giới hạn số lượng và Không bị giới hạn network cá nhân. (Boolean search)
  • BOOL: Tương tự Recruitin, đây là extension giúp tạo các truy vấn tìm kiếm thông minh trên google (Boolean search).
  • Công cụ thu thập thông tin (cào dữ liệu):
  • ZAPinfo: Công cụ tự động quét và thu thập thông tin ứng viên trên internet. Xuất ra danh sách Excel. (Xài tốt nhất)
  • Data Scraper: Xuất dữ liệu của trang html thành dữ liệu có cấu trúc theo bảng.
  • Scraper: Tự động quét và xuất data của website sang spreadsheets.

Các Công cụ tìm kiếm người:

  • Pipl: Tìm contact, mạng xã hội và thông tin cá nhân của người nào đó.
  • Spokeo: Tìm kiếm cá nhân nào đó trên internet.
  • TalentBin: Tìm kiếm passive candidates dựa trên skills, sở thích và các hoạt động..
  • Sourcing.io: Tìm kiếm ứng viên nâng cao. Theo skill, nơi làm việc,...

Công cụ Tracking Sourcing:

Nguồn: Linkedin and Medium

Author Name

Biểu mẫu liên hệ

Tên

Email *

Thông báo *

Được tạo bởi Blogger.