Trong bài báo "Malcolm Gladwell Got Us Wrong," các nhà nghiên cứu về quy tắc 10.000 giờ cho rằng những ngành nghề khác nhau đòi hỏi thời lượng rèn luyện khác nhau để một cá nhân có thể trở thành chuyên gia trong lĩnh vực đó.
Nếu như quy tắc 10.000 giờ không phải là nguyên tắc bất di bất dịch trong mọi hoàn cảnh thì thời lượng thế nào là hợp lý cho mỗi người?
Nhiều nhà lãnh đạo như Elon Musk, Oprah Winfrey, Bill Gates, Warren Buffett, và Mark Zuckerberg, dù bận rộn đều dành ra 1 giờ mỗi ngày (khoảng 5 giờ mỗi tuần) để dành cho các hoạt động phát triển bản thân.
Chúng tôi gọi đây là quy tắc 5 giờ, và các nhà lãnh đạo thường dùng cho 3 hoạt động chính: đọc sách, suy ngẫm và thử nghiệm.
1. Đọc sách
Theo một bài báo của tạp chí Harvard Business Review, "nhà sáng lập thương hiệu Nike là Phil Knight còn đề ra quy tắc là bước vào thư viện sách của ông phải bỏ giày dép và cúi đầu chào.
Oprah Winfrey cũng đề cập nhiều lần về việc sách góp phần không nhỏ trong thành công của bà: "Sách là cánh cửa đến sự tự do cá nhân”, cũng như chia sẻ thói quen đọc sách với mọi người trên thế giới thông qua câu lạc bộ sách của mình.
Không chỉ có những doanh nhân này, nhiều tỷ phú khác cũng dành thời gian đáng kể để đọc sách:
- Arthur Blank, đồng sáng lập Home Depot, đọc 2 giờ mỗi ngày.
- Tỷ phú doanh nhân David Rubenstein (đồng sáng lập Carlyle Group) đọc 6 quyển sách mỗi tuần.
- Dan Gilbert, tỷ phú và chủ công ty Cleveland Cavaliers, đọc từ 1-2 giờ mỗi ngày.
2. Hồi tưởng và suy ngẫm
Quy tắc 5 giờ cũng được dùng cho việc hồi tưởng lại những việc xảy ra và suy ngẫm về mọi việc.
CEO của AOL Tim Armstrong đã yêu cầu nhân viên cấp cao của ông dành ra 4 giờ mỗi tuần để suy nghĩ. CEO của LinkedIn Jeff Weiner cũng dành ra 2 giờ suy nghĩ mỗi ngày.
Khi Reid Hoffman (sáng lập PayPal) cần sự giúp đỡ để suy nghĩ ra các ý tưởng mới, ông sẽ gọi những người bạn sau đây: Peter Thiel, Max Levchin (đồng sáng lập PayPal), hay Elon Musk (đồng sáng lập PayPal và Tesla).
Tỷ phú doanh nhân Sara Blakely (sáng lập hãng đồ lót Spanx và là nữ tỷ phú trẻ nhất thế giới hiện nay) chia sẻ rằng cô có hơn 20 quyển sổ tay ghi chép những điều tồi tệ nhất đã xảy ra với cô và những kết quả đã đạt được từ việc hồi tưởng suy ngẫm này.
3. Thử nghiệm
Cuối cùng, quy tắc 5 giờ cũng được áp dụng vào việc thử nghiệm nhanh chóng.
Trong suốt cuộc đời mình, Ben Franklin đã dành nhiều thời gian để nghiên cứu, giao lưu với những cá nhân kiệt xuất có cùng ý nghĩ, và đo lường tên tuổi của mình. Google cũng khuyến khích nhân viên dành ra 20% thời gian làm việc để thử nghiệm những ý tưởng mới và Facebook cũng có chương trình tương tự mang tên Hack-a-Month.
Ví dụ điển hình của việc thử nghiệm phải kể đến Thomas Edison. Dù là thiên tài, ông luôn đưa ra các phát minh với sự khiêm nhường, đề xuất các giải pháp khả thi và kiểm tra theo hệ thống rõ ràng. Dù ông hiểu được tất cả các khái niệm lý thuyết, ông luôn cảm thấy chúng vô ích nếu như ông không tìm ra được giải pháp cho những vấn đề tiềm ẩn chưa được gọi tên.
Sức mạnh của quy tắc 5 giờ: tỉ lệ hoàn thiện bản thân
Những người áp dụng quy tắc 5 giờ đều có lợi thế hơn những người khác. Việc học hành hoặc luyện tập kỹ năng chuyên môn đều được xem là phải dành quá nhiều thời gian tập trung, và nhiều người nhầm lẫn giữa năng suất lao động và hiệu quả làm việc, chứ không cải thiện được bản thân. Do đó, chỉ cần dành riêng ra 5 giờ hàng tuần là bạn đã đầu tư vào việc cải thiện bản thân mình với thời gian hợp lý.
Tỷ phú doanh nhân Marc Andreessen (nhà đầu tư mạo hiểm tại thung lũng Silicon) nhận xét: “Việc Mark Zuckerberg trở thành tỷ phú từ lúc 22 tuổi đã thay đổi nhiều nhìn nhận về việc tích lũy kỹ năng cá nhân. Nếu bạn tiếp xúc với nhiều CEO tuyệt vời như Mark, bạn sẽ thấy rằng Mark hay bất kỳ CEO nào khác đều rất thông thạo về việc vận hành công ty. Và bạn hầu như không thể dựa vào cảm giác của mình để làm những việc này ở những năm 20 tuổi. Bạn phải trải qua một quá trình rèn luyện để tích lũy kinh nghiệm và kỹ năng.”
Chúng ta cần xem quy tắc 5 giờ giống như những bài tập thể lực
Cụm từ “học tập suốt đời” đôi khi có vẻ rất sáo rỗng. Do đó mỗi người cần suy nghĩ nghiêm túc về việc dành thời gian tự trau dồi bản thân để sự nghiệp luôn thành công và vững chắc.
Cũng giống như việc bổ sung vitamin và tập thể dục hàng ngày để cơ thể khỏe mạnh, trong xã hội thông tin chúng ta phải tích cực cập nhật kiến thức liên tục để cơ thể và tinh thần đều trong trạng thái hoạt động tốt.
Về lâu dài, nếu bạn không học hỏi thêm thì tác hại cũng sẽ giống như không rèn luyện thể chất. CEO của AT&T cho rằng “ai không học thì sẽ tự già cỗi với công nghệ”, trong một bài trả lời phỏng vấn áo The New York Times.
Nguồn: Inc.
Đăng nhận xét